Một
tên miền thương hiệu ấn tượng, dễ nhớ sẽ giúp việc định vị trong tâm trí khách hàng của bạn dễ dàng hơn. Vậy chọn tên miền như nào cho hợp lý và tốt nhất. Chúng tôi sẽ chia sẻ bí quyết chọn tên miền thương hiệu độc đáo cho bạn
9 bí quyết chọn tên miền thương hiệu thành công
Sức mạnh của một thương hiệu nằm ở chỗ tên thương hiệu đó có nằm trong tâm trí của khách hàng hay không. Còn một tên thương hiệu không hay và khó nhớ sẽ không thể đọng lại trong trí nhớ của người tiêu thụ. Với một tên thương hiệu hay, Công ty của bạn cũng sẽ dễ dàng đi đến thành công hơn.
Bí quyết chọn tên miền thương hiệu đẹp
9 bí quyết dưới đây sẽ chỉ cho bạn cách đặt tên thương hiệu cho sản phẩm Công ty của mình một cách tốt nhất có thể Không nhất thiết tên thương hiệu đó phải bao gồm đầy đủ 9 bí quyết này, nhưng nếu tên đó được tạo ra dựa trên một vài bí quyết này thì đó sẽ là một tên thương hiệu thành công
Bí quyết 1: Ngắn gọn
Nhìn chung, tên thương hiệu càng ngắn càng tốt ví dụ như Tide, Apple, Crest, Nike, Gap, TiVo, Rolex. Tên thương hiệu dài và phức tạp thì khách hàng sẽ rất khó nhớ, ví dụ như Morgan Stanley Dean Witter, Deloitte & Touche, Bausch & Lomb, TIAA-CREF. Điều này lại càng chứng minh được trong thời đại thông tin ngày nay. Càng ngày càng có nhiều khách hàng và những đối tác trên tên thương hiệu của Công ty bạn trên các website, vì vậy, tên thương hiệu của bạn càng ngắn gọn, càng dễ nhớ thì khách hàng càng đánh đúng tên thương hiệu của bạn trên mạng intemet.
Bí quyết 2: Đơn giản
Không có nghĩa là ngắn. Sự đơn giản ở đây là cấu trúc chữ cái trong tên thương hiệu của bạn. Một tên đơn giản là sử dụng các chữ cái và sắp xếp chúng theo một trật tự nhất định. Schwab là một tên thương hiệu ngắn gồm 6 chữ cái, nhưng đó không phải là một cái tên đơn giản vì 6 chữ cái này sắp xếp theo một trật tự rất khó đánh vần. Missisippi là một tên dài gồm 11 chữ cái nhưng đó lại là một tên đơn giản, dễ nhớ vì nó sử dụng bốn chữ cái. Vì vậy, hầu hết mọi người đều đánh vần được tên này. Một số tên thương hiệu đơn giản và rất thành công như : Coca – cola, Nissan, Google, Hennessy.
Tên miền ngắn gọn dễ nhớ
Bí quyết 3: Gợi mở đến sản phẩm
Một tên thương hiệu mang đặc điểm của sản phẩm chưa chắc đã mạnh bằng một tên thương hiệu thích hợp. một tên thương hiệu gợi mở đến sản phẩm sẽ giúp khách hàng xác định được tôn chỉ của mục đích thương hiệu.
Một cách để đặt được điều này là rút ngắn những đặc điểm chung của loại sản phẩm đó. Ví dụ sữa đậu nành có tên thương hiệu gọi là Skil (lụa – muốn chỉ ngầm sữa đậu nành có vị ngọt mềm mại như lụa), bánh vani (vanil – la) có tên thương hiệu rút ngắn đặc điểm chung này là Nilla. Một cách khác là sử dụng những từ ngữ bối cảnh gợi đến loại sản phẩm. Ví dụ như: “ Curves” (Những đường cong – là chuỗi cửa hàng bán dụng cụ tập thể dục thẩm mỹ cho chị em phụ nữ), Roller Blade (Trục lăn trên đất – là thương hiệu của sản phẩm ván trượt pa – tanh), Palm (lòng bàn tay cũng là những thương hiệu của những sản phẩm di động và các thiết bị điện tử cầm tay), Play Station (Sân ga trò chơi – tên thương hiệu của một trò chơi điện tử).
Bí quyết 4: Độc đáo
Một tên thương hiệu độc đáo thường đi theo một số nguyên tắc như: ngắn gọn, đơn giản và dễ đọc. Một số thương hiệu rất độc đáo và thành công như: Lexus, Xerox, Kodak, Kleenex, Sony, Kinko’s.
Bí quyết 5: Lặp âm đầu
Khi trẻ em đọc chữ là chúng đang ghi lại bằng âm thanh những biểu tượng, hình ảnh được thể hiện trên những chữ cái và từ ngữ đó – những thứ được ghi lại trong não của chúng. Bộ não trẻ làm việc với âm thanh của từ ngữ chứ không phải với hình ảnh của chúng. Điều đó giải thích tại sao âm thanh của những tên thương hiệu quan trọng hơn nhiều so với hình ảnh của thương hiệu đó, và tại sao những chữ in hoa vui mắt không tạo nên những thương hiệu thành công. Tên thương hiệu được lặp âm sẽ tạo thành một âm thanh êm tai, dễ đọc, dễ nhớ và ấn tượng, ví dụ như Uunkin Donuts, Jelly Be Uy, Weight Watchers, Ben, Binh & Beyond, Volvo, BlackBerry, Grey Goose…
Tên miền lặp âm đầu
Bí quyết 6: Dễ đọc
Phương pháp truyền miệng là phương tiện truyền đạt hiệu quả nhất để xây dựng một tên thương hiệu. Những người bạn, gia đình, những người hàng xóm, những đồng nghiệp nói cho bạn về một thương hiệu mới sẽ có sức mạnh hơn là bạn xem những quảng cáo về nó. Làm thế nào để có được sự truyền miệng như vậy? Bạn phải có một tên thương hiệu dễ nói và dễ nhớ. Một tên thương hiệu khó phát âm sẽ là một thảm họa cho sản phẩm đó. Những tên thương hiệu dễ đọc và thành công như: Target, Subway, Polo, ipod, Wonderbra. Trong khi đó lại có những tên thương hiệu rất khó đọc như: Chipolte, Isaac Mizrahi, Hoechst, Dasani, HSBC.
Bí quyết 7: Dễ đánh vần
Một tên thương hiệu dễ đọc thường dễ đánh vần. Nhưng không phải mọi trường hợp đều như vậy. Khi tên thương hiệu kết hợp giữa những chữ cái và con số hay thêm vào những biểu tượng có thể làm cho tên thương hiệu khó đánh vần. Trong thời đại Internet ngày nay, nếu khách hàng không đánh vần được thương hiệu của bạn thì họ rất khó có thể vào trang web của bạn. Các cổng internet thì quên mất việc chuyển thư đi khi địa chỉ của thương hiệu đó bị đánh sai. Những tên thương hiệu dễ đánh vần và thành công như Target, Amazon, Om Navy. Ngược lại những tên thương hiệu như Daewoo, Hyundai, Abercrombie & Fitch lại rất khó đánh vần.
Bí quyết 8: Gây shock
Những tên thương hiệu thành công nhất thường có những yếu tố gây shock hay ngạc nhiên. Một tên thương hiệu gây shock thường được chú ý và được nhớ đền. Tất nhiên, bạn phải cẩn thận không để tên thương hiệu của mình shock đến nỗi gây khó chịu tho khách hàng. Ví dụ như trường hợp của Công ty French Connection United Kingdom, tên thương hiệu của họ được viết tắt thành FCUK, gần giống với một từ nói bậy trong tiếng Anh và điều đó dễ làm khách hàng liên tưởng và khó chịu. Một số tên thương hiệu gây shock có thề kể ra như: DieHard (Chết Khổ Chết Sầu), Yahoo (Người Thô Lỗ), Monster (Quái Vật) Virgin (Trinh Nữ), Yellow Tan (Đuôi Vàng), Red Bull (Bò Húc Đỏ).
Tên miền gây sốc
Bí quyết 9: Tư nhân hóa
Tư nhân hóa tên thương hiệu là lấy tên những nhà sáng lập, những CEO, giám đốc đặt tên cho thương hiệu của sản phẩm. Và họ là những người có lợi nhất trong bí quyết này, vì đó là một hình thức PR xây dựng thương hiệu mà ở đó cung việc PR sẽ liên hệ trực hấp đến thương hiệu.
Những tên thương hiệu tu nhân hóa nổi tiếng như: Dell, Orville Redenhacher, Newmans Own, Atkins, Papa John’s Pizza, Craigslist.com, Disney.
Vào thời điểm công nghệ Internet phát triển như hiện nay, thì đặt tên thương hiệu cũng phải lưu tâm đến vấn đề cái tên đó đã có người sử dụng trên Internet hay chưa? Đặc biệt là các tên miền có đuôi phổ biến như “.com” “.net”… Bởi vậy bạn cần phải:
1. Xem xét chọn tên miền trùng với tên thương hiệu của bạn dự định dùng. Nếu tên miền “.com” đã có người sử dụng thì bạn nên xem xét những tên miền cao cấp hơn ở cấp quốc gia như “.vn” hoặc “.com.vn”
2. Tránh trùng lặp với những cái tên đã hiện có. Bằng cách sử dụng Google, bạn nên tìm hiểu kỹ “tên thương hiệu” đó đã được sử dụng ở đâu chưa? trên Facebook, Twitter.. Để tránh sữ nhầm lẫn cho khách hàng và rắc rối kiện tụng cho bạn về sau.
Để kiểm tra tên miền bạn có thể sự dụng dịch vụ
Check domain free của iNET
Đăng ký gói hosting gia re cho website của bạn
tại đây
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét