Dẫu ý thức được tội ác mình gây ra, dẫu đã chuẩn bị tâm lý cho việc trả án, nhưng đứng trước thời khắc sắp phải vĩnh viễn rời xa cuộc đời, rời xa người thân, sự ham sống trong thẳm sâu bản ngã của con người lại trỗi dậy mạnh mẽ trong lòng mỗi tử tù. Họ day dứt, ân hận và điều mong muốn lớn nhất có lẽ là nhận được sự tha thứ…để có thể ra đi trong sự thanh thản của tâm hồn.
Có lẽ cái chết của những tử tù là cái chết đau đớn, ám ảnh nhất. Không đau đớn sao được khi họ rời xa cuộc đời này mà không có một người thân bên cạnh ở giây phút cuối cùng, không đau đớn sao được khi họ rời khỏi cuộc đời này mà vẫn phải mang theo sự day dứt, ân hận khôn nguôi. Có lẽ điều mà những tử tù mong muốn lớn nhất trong những thời khắc cuối cùng đó là sự tha thứ. Sự tha thứ không chỉ tới từ gia đình người mà những tử tù gây ra tội ác, mà họ còn rất cần sự tha thứ từ những người thân.
Tử tù Nguyễn Đức Nghĩa mong mọi người tha thứ cho những tội ác mình đã trót gây ra
Những lời nói ấy luôn day dứt, ám ảnh, là những tiếng nói cuối cùng của một con người trước khi rời xa vĩnh viễn cuộc đời thực tại. Dẫu biết rằng đó là lời nói của những kẻ đã từng gây ra tội ác man rợn, nhưng trong thẳm sâu con người họ chắc chắn vẫn còn le lói một phần nào đó gọi là “phần người”.
Những ai từng trực tiếp theo dõi phiên tòa xét xử tử tù Hồ Duy Trúc, người từng chủ mưu gây ra vụ chặt tay người đi đường cướp xe máy vào ngày 24/11/2012 tại khu vực cầu Phú Mỹ, quận 7, TP HCM rúng động dư luận trong thời gian dài sẽ không thể quên được những câu nói đầy nước mắt của Trúc dặn người vợ không hôn thú vào giây phút cuối cùng: “Em đừng bỏ con, tội lắm. Hãy cố gắng nuôi con nên người, nếu không nổi hay muốn đi bước nữa hãy giao thằng bé cho ông bà nội chăm sóc…”.
Hay đó những dòng tâm sự ngắn ngủi trong bức thư cuối cùng của tử tù Nguyễn Đức Nghĩa: “Mẹ, anh, chị và các em thân yêu! Vậy là sau hơn 4 năm dài chờ đợi, cuối cùng cũng đến ngày con được trở về bên gia đình. Mọi người hãy mừng cho con nhé. Con yêu mẹ, anh, chị và các em vô cùng”.
Khi lần đọc lại những dòng chữ viết vội đó của Nghĩa, trong thẳm sâu tâm hồn nhiều người sẽ trỗi dậy niềm trắc ẩn. Giá như Nghĩa tỉnh táo hơn, giá như Nghĩa chọn cách giải quyết khác, thì kết cục đau đớn trên đã không xảy ra.
Cái chết thực sự là một sự giải thoát cho những tử tù, nhưng đằng sau những cái chết ấy là những gánh nặng mà người thân họ sẽ phải chịu đựng trong suốt phần đời còn lại. Có những tử tù chết đi để lại mẹ già, vợ trẻ, con thơ không nơi nương tựa. Nhìn cảnh tượng con thơ khóc thảm thiết tại tòa gọi tên cha, có lẽ chẳng ai có thể cầm được nước mắt.
Thượng tá Bùi Ngọc Bình (giám thị trại giám số 1) - CATP Hà Nội, vẫn nhớ như in lần đưa 2 tử tù Nguyễn Văn Thuận và Nguyễn Thế Đô ra pháp trường vào một ngày cuối tháng 9/2010. Cả hai đều vướng tội “giết người”. Trong giây phút cuối cùng khi cán bộ trại giam đưa cho Thuận một tờ giấy và chiếc bút, Thuận đã run rẩy khóc như một đứa trẻ lên ba. Phải sau một hồi lâu, tử tù này mới viết được vài dòng với nội dung: “Bố mẹ, tại con, con làm nên tội con phải chịu. Bố mẹ đừng buồn làm gì. Con đi rồi nhớ đưa con về nằm với bà, đừng để con ở ngoài Hà Nội này”.
Nguyễn Thế Đô dáo dác đưa ánh mắt nhìn người thân trước khi bị áp giải về trại giam
Hay là trường hợp của tử tù Nguyễn Thế Đô khi nói với người mẹ già đã ở cái tuổi thất thập cổ lai hy: “Hôm nay con phải đi xa mẹ và gia đình mãi mãi rồi. Con nhớ thương mẹ và các cháu nhiều lắm, con ngàn lần xin gia đình tha lỗi cho con. Mẹ nhớ giữ gìn sức khỏe để thay con nuôi dạy hai cháu, đừng để các cháu phải khổ mẹ nhé”.
Những lời dặn dò đầy nước mắt của đô với hai cô con gái nhỏ: “Bố ân hận không giúp gì cho các con trong quãng đời còn lại, các con tha thứ cho bố nhé. Bố thương hai con nhiều lắm…vĩnh biệt”.
Support Online
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét